Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đương quy trong vườn ươm

27T 122021
Cập nhật
Cây Đương quy là cây thảo dược, lá có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá xẻ lông chim 3 lần, mép lá có răng cưa, không có lông, khi ra hoa cây có chiều cao từ 75-100cm, hoa tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng, quả thuôn dài 4-5mm, hẹp dần về phía gốc.
Cây Đương quy thích hợp với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ từ 15-25oC, lượng mưa 1.600 - 2.000 mm/năm, đất giàu mùn.

Giống

Lượng hạt giống gieo cho 1ha từ 4-5kg/ha, trước khi gieo ngâm vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 12 giờ (cứ 3-4 giờ thay nước 1 lần). Sau đó, vớt ra đãi nhiều lần rửa sạch nước chua, để ráo nước đem gieo hoặc có thể ủ hạt giống (theo kiểu ngâm giá đỗ) cho hạt nảy mầm sau đó đem gieo. Gieo hạt trên vườn ươm sau đó đánh cây đi trồng, gieo hạt trực tiếp (gieo thẳng) hoặc có thể gieo hạt vào bầu sau đó đưa đi trồng.

Kỹ thuật làm vườn ươm:

 Cày, cuốc đất và để ải trước 30 ngày, sau đó đập đất nhỏ nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20cm, rộng mặt luống 80cm có hình mu rùa, rãnh luống rộng 4cm.

 Phân bón cho vườn ươm (tính cho 1 sào Bắc bộ): Phân chuồng hoai mục 120kg (có thể sử dụng phân vi sinh hoặc supe lân 10kg) + NPK 10kg + Vôi bột 15kg.

 Cách bón: Trộn đều tất cả lượng phân chuồng, phân vi sinh, vôi bột với đất trước khi gieo hạt.

 Kỹ thuật gieo hạt trên vườn ươm: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem đi gieo với lượng hạt giống 0,5 g/m2, gieo đều tay, gieo xong phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi lấy trấu dập nhỏ hoặc rơm, rạ khô, sạch phủ lên trên xong tưới ẩm. Sau khi hạt mọc mầm (khoảng 15 ngày) dỡ bỏ rơm rạ, tiến hành làm cỏ và tỉa bớt cây xấu. Sau mỗi lần làm cỏ, tỉa cây có thể tưới bổ sung thêm phân chuồng hoai loãng. Khi cây được 4-5 lá, chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh, đánh trồng ra ruộng sản xuất (lưu ý không được để đứt rễ) trong tháng 1-2 năm sau.

 Kỹ thuật gieo hạt trong bầu:

 Mỗi bầu gieo 3-4 hạt, sau khi gieo xong phủ rơm rạ (hoặc xếp vào giàn có mái che) để tránh mưa, tưới ẩm hàng ngày, chú ý không để cho mặt bầu bị váng. Sau khi gieo khoảng 15 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, dỡ bỏ rơm rạ, vẫn tiếp tục tưới cho bầu đủ ẩm. Khi cây được 2 lá thật tỉa bớt các cây xấu; khi cây 3 lá tỉa định cây, mỗi bầu để 2 cây. Khi cây có 3-4 lá có thể mang cây ra ruộng trồng. Trong giai đoạn cây con ở trong bầu nếu thấy cây cằn cỗi cần tưới thúc bằng nước hòa phân đạm pha loãng 1-2% để cây con sinh trưởng tốt. Trồng cây bầu từ tháng 1 đến tháng 2 năm sau, khi trồng chọn cây có từ 4-5 lá, không sâu bệnh, không cụt ngọn đem trồng.

. Thời vụ trồng: Gieo hạt  vào tháng 10-11.

 Điều kiện nơi trồng: Nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Phù hợp với các loại đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt. Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, không có cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới tiêu, giao thông thuận lợi.

. Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, làm đất nhỏ và tơi xốp, lên luống, cao 30-35cm, mặt luống rộng 70-80cm, rãnh 30cm.

Khoảng cách, mật độ: Hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, mật độ 250.000 cây/ha.

Phân bón

Phân bón diện tích lượng phân bón
phân chuồng hoai mục 1 ha 20 tấn
đạm urê 1 ha 550kg
Supe lân 1 ha 800kg
Kali. 1 ha 300kg

 Bón lót: Trộn đều toàn bộ phân chuồng và phân lân sau đó phủ 1 lớp đất lên.

Bón thúc: thời điểm  tỉ lệ phân bón
Đợt 1 Khi cây có 5 lá 25% đạm urê
Đợt 2 Khi cây có 7 lá 25% đạm urê
Đợt 3 Khi cây có 9 lá 25% kali.
Đợt 4 Khi cây có 11 lá bón 50% kali
Đợt 5 Khi cây có 13 lá 50% kali

Lưu ý: Bón cách gốc 5-10cm, sau khi bón tưới nước giữ ẩm cho đất vừa để cây dễ hấp thu phân bón.

Trồng cây: Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc đã xác định mật độ khoảng cách dùng tay vun đất xung quanh cây, lấp kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt đất. Trồng xong phải tưới nước ngay để cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh.

Kỹ thuật chăm sóc

Tỉa dặm: Sau khi trồng 3-5 ngày kiểm tra nếu gặp cây chết phải kịp thời trồng dặm cho mật độ được đồng đều.

Làm cỏ thường xuyên cho đến khi lá cây phủ kín luống thì thôi, kết hợp với bón thúc phân, nếu mưa nhiều, đất

bị đóng váng cần xới xáo cho đất thoáng.

 Phòng trừ sâu, bệnh hại

 Sâu bệnh hại:

Thường gặp sâu xám, sâu xanh, rệp, nhện đỏ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sùi củ.

 Biện pháp phòng trừ: Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, xử lý hạt, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Đối với sâu xám thường gây hại có thể bắt bằng tay vào buổi tối, khi mật cao có thể sử dụng một số loại thuốc Sherpa 25EC, thuốc Tập kỳ 18EC, Vipast 5ND, Pegasus với nồng độ và thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

 Đối với các loại bệnh có thể dùng: Daconil 75WP, Score 250ND phun, tưới trực tiếp dung dịch thuốc vào gốc cây.

Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo các nguyên tắc và đảm bảo an toàn, nên dùng loại có nguồn gốc từ sinh học, nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu và sức khỏe của người, gia súc. 

 Thu hoạch, sơ chế: Vào tháng 11-12, khi cây Đương quy có biểu hiện lá úa vàng, tàn lụi, cần tiến hành thu hoạch. Chọn thời điểm thu hoạch lúc trời khô, nắng để tận dụng phơi dược liệu, tránh hoạch khi trời mưa ẩm. Sau đó rửa nước sạch vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.

Nguồn Sở NN&PTNT Hà Giang