Kỹ thuật trồng chăm sóc cây keo

27T 122021
Cập nhật

Xử lý thực bì:

Mô hình trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh thực bì được xử lý toàn diện theo lô, gốc phát không chừa cao quá 10cm. Trước khi đào hố phải dọn sạch thực bì và đưa ra khỏi khu vực trồng rừng, trên hàng trồng hố đào bố trí cách đều nhau, cây trồng trên 2 hàng cạnh nhau bố trí theo hình nanh sấu và chạy song song với đường đồng mức.
Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu.
Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 - 3 cm; hố lấp hình mu rùa. San ủi thực bì, đốt dọn, cày phá,  San bằng các gốc cây, gò mối, cày bằng cày chảo hai lần để đạt độ tơi của đất. Những nơi độ dốc cao, địa hình phức tạp, không cày được thì tiến hành cuốc hố cục bộ
 

                                                         
------------  Kích thước và Mật Độ Trồng được thiết kế  ---------------

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.
 
Mật độ  (cây/ha)
 Kích thước hố đào 
   Thời gian đào trước khi trồng
Thời gian đào trước khi trồng
1800 - 2200  
 3 x 2
 30 x 30 x 30 
7 – 10 ngày
Tưới nước đủ ẩm và định kỳ 15-20 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.

Sử dụng phân NPK cho cây keo lai 

 
Loại phân  
Bón lót
 Bón thúc
 Năm thứ nhất
Năm thứ 2
         Năm thứ 3
Năm thứ  4
Tính cho 2000 cây/ha
Kg/ha 
Phân chuồng ( phân hữu cơ)
4000
 
2000
 
 
 Phân NPK
 
300 - 400
 
400 - 450
400 - 500
Phân NPK-S
 
 
200 - 300
 
 

 Để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cần chú ý đến việc chăm sóc Cây Keo Lai, đặc biệt là trong việc bón phân cho cây như đã nói ở trên.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Keo:

 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Sau khi trồng 7 – 10 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết.
 Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng. Sau khi trồng 3-4 tháng, cắt tạo chồi. Dùng kéo sắc cắt cây ở độ cao 70cm, phun Benlat 0,15% cho ướt cả cây để khử trùng.
Lần tiếp theo: Vào cuối mùa sinh trưởng đốn tạo chồi và trẻ hoá cây giống. Cách cắt đốn tạo chồi như lần đầu. Sau khi cắt đốn xới đất quanh gốc, làm cỏ toàn diện. Bón thúc NPK-S* M1 Lâm Thao 5-10-3+8S +  phân lân hữu cơ vi sinh, vun gốc và tưới đủ ẩm cho cây. 

 Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Keo:

Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

Phòng chống cháy rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng.

Trên mỗi hàng cây cần dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, đặt biển báo cấm đốt lửa trong rừng ngay ngoài bìa rừng. Keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây hại. Phải nhổ, đốt cây bị bệnh, bắt diệt, phun thuốc phòng trừ hay phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp.