Ớt thiếu hụt dinh dưỡng

26T 122021
Cập nhật

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: N (đạm)

  • Triệu chứng thiếu đạm trên ớt xuất hiện chủ yếu trên lá già, khi cây thiếu đạm sinh trưởng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các lá dưới gốc thường chuyển vàng và sau đó lá bị chết.
  • Lá thường kích thước nhỏ, hoa và trái sinh trưởng kém. Triệu chứng thiếu đạm ở cây ớt thường xuất hiện trên cây ớt con và ở giai đoạn trước ra hoa.

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: P (lân)

  • Triệu chứng thiếu lân xuất hiện trên lá ớt già, các vết khảm màu tím bầm xuất hiện giữa gân và chạy dọc theo mép lá. Sau một thời gian, các vết khảm màu tím sẽ chuyển thành vàng và tạo thành các vết cháy. Khi lá già bị thiếu lân thường gây ra hiện tượng rụng, cây sinh trưởng kém. Quá trình ra hoa và hình thành trái bị ức chế, hoa dễ bị rụng và trái có kích thước nhỏ khi bị thiếu lân.

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: K (Kali)

 

  • Triệu chứng thiếu kali xuất hiện đầu tiên ở mép và giữa gân lá già, ban đầu màu vàng xuất hiện đầu ngọn lá sau đó lan dần theo hướng xuống phần cuốn lá và gây vàng toàn bộ lá. Đôi lúc, các đốm vàng xuất hiện trên lá của cây ớt thiếu kali, các đốm này sũng và lõm vào trong. Khi cây bị thiếu kali nặng, các đốm vàng liên kết lại với nhau tạo thành các vệt, sau đó các vệt này sẽ co lại làm cho lá bị rách hoặc hoại tử. Cây thiếu kali thường sinh trưởng kém và gây rụng lá

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: S (Lưu huỳnh)

  • Thiếu lưu huỳnh thường xuất hiện trên lá non, triệu chứng xanh vàng nằm giữa phần gân lá. Ngược với triệu chứng thiếu kali, triệu chứng thiếu lưu huỳnh thường xuất hiện từ phần gốc lá sau đó lan rộng toàn bộ phần bản lá. Trên mép lá thường xuất hiện các đốm hình dạng bất định màu nâu tối, lá bị cụp lại và chiều cao của cây thường bị thấp hơn bình thường và lóng ngắn lại.

 

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: Ca (Canxi)

  • Triệu chứng thiếu canxi thường xuất hiện trên các bộ phận mô non như lá non, rễ và trái non. Lá non mới mọc thường có kích thước nhỏ, biến dạng và chuyển thành màu vàng. Đối với các lá trưởng thành thì mép lá và phần thịt giữa gân lá có màu vàng.
  • Chồi hoa và ngọn thường bị chết, ngọn bị ngừng sinh trưởng hoàn toàn. Triệu chứng thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối đít trái hoặc trái thường chuyển thành màu nâu

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: Mg (magie)

 

  • Phần thịt lá giữa các gân lá thường chuyển thành màu vàng, trong khi gân chính và mép vẫn giữa màu xanh. Các vết hoại tử hoặc khô thường xuất hiện trên mép lá sau đó lan dần vào phần trung tâm của lá. Lá già thường xuất hiện triệu chứng thiếu magie đầu tiên.
  • Cây thiếu magie trầm trọng thường bản lá biến dạng, kích thước lá nhỏ lại, quá trình ra hoa và đậu trái thường bị ức chế. Triệu chứng thiếu magie thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu sắt và mangan, tuy nhiên sắt và mangan thường xuất hiện trên lá non.

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: Zn (kẽm)

  • Thiếu kẽm thường gây biến dạng lá non, kích thước lá thường bị nhỏ lại, bản lá bị cong hoặc co lại làm cho diện tích nhỏ bị giảm đáng kể. Quá trình hình thành trái bị ức chế

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: Bo (Boron)

 

  • Cây ớt thiếu bo thường làm cho toàn bộ sinh trưởng của cây bị ức chế, nhánh và chồi thường không phát triển. Lá bị cúp xuống và xuất hiện các triệu chúng khảm lá. Ngọn cây thường bị cong xuống hoặc bị chết ngược, gân lá chuyển thành màu nâu, chồi búp hoa thường bị chết trước khi nở.

Giải pháp Supe Lâm Thao

Ớt thiếu hụt dinh dưỡng: Mn (mangan)

  • Vùng thịt lá giữa gân lá chuyển thành màu vàng khi thiếu mangan, trong khi gân lá vẫn duy trì màu xanh đen. Các đốm màu nâu tái thường xuất hiện giữa các gân lá. Triệu chứng thiếu mangan thường xuất hiện trên lá non.

Giải pháp Supe Lâm Thao

Bạn có thể xem thêm phân bón cho cây ớt