Thiếu hụt dinh dưỡng cây trồng nói chung và ở cây có múi nói riêng đều làm giảm khả năng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Hạn chế khả năng phòng ngừa sâu bệnh ở cây trồng.
Cũng như tất cả các cây trồng khác, cây có múi cũng cần thiết bổ sung đầy đủ các nhóm chất đa, trung, vi lượng.
+ Nhóm đa lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).
Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg).
Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - N (nitơ)
Có lá già có màu xanh nhạt đến vàng và bị giập, tuổi thọ của lá có thể bị rút ngắn từ 1-3 năm đến 6 tháng. Gân lá có màu rõ dần đến trắng.
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - K (kali)
Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột như cam, quýt, lúa, ngô, mía, khoai tây … Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P.
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - Ca (canxi)
Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan củacây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+ …) trong nguyên sinh chất của tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ đậu.
Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiệnthiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - Mg (magiê)
Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây… Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm.
Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - S (lưu huỳnh)
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Chất dinh dưỡng vĩ mô - Mn (mangan)
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Vi chất dinh dưỡng - Zn (kẽm)
Giải pháp Supe Lâm Thao
Cam quýt: Vi chất dinh dưỡng - B (boron)
Giải pháp Supe Lâm Thao
Xem thêm thông tin phân bón cho cây cam