Hướng dẫn bón phân NPK-S Lâm Thao cho khoai tây

24T 122021
Cập nhật

Khoai tây là cây thân thảo, bộ phận sử dụng làm thức ăn là củ, thực chất là thân ngầm, nằm sâu dưới đất

Mặc dù ngày nay đã tạo được rất nhiều giống khoai tây mới, nhưng nhìn chung vẫn mang nét đặc thù, yêu cầu chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh để sinh trưởng, phát triển.

Tính cho 1 sào Bắc Bộ (kg/sào Bắc Bộ 360m2)

Loại phân
Bón lót
Bón thúc 1
(sau khi cây mọc được 12-15 ngày)
Bón thúc 2
(sau bón lần 1 khoảng 20 ngày)
Phân chuồng
550
 
 
NPK-S 6-8-4+9S
20÷22
 
 
NPK-S 12-3-13+8S
 
13÷15
15÷17

Tính cho 1 ha (kg/ha)

Loại phân
Bón lót
Bón thúc 1
(sau khi cây mọc được 12-15 ngày)
Bón thúc 2
(sau bón lần 1 khoảng 20 ngày)
Phân chuồng
15.000
 
 
NPK-S 6-8-4+9S
550÷600
 
 
NPK-S 12-3-13+8S
 
350÷400
400÷450

Lưu ý: Mỗi lần bón phân nên kết hợp xới xáo, vun gốc, tưới nước tạo điều kiện để hình thành và tăng trưởng của củ.

Quy trinh 2

(Liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ kg/360 m2)

Loại phân
Bón lót
Bón thúc lần 1
(Sau trồng 20÷25 ngày)
Bón thúc lần 2
(Sau trồng 40÷45 ngày)
Phân chuồng
400÷600
 
 
NPK-S*M1 5-10-3+8S
22÷24
 
 
NPK-S*M1 12-5-10+14S 
Hoặc NPK-S16-8-16+4S
 
17÷20
17÷20
 
12÷14
12÷14
Lưu ý khi bón phân cho cây khoai tây
+ Bón lót: Rải phân lót vào giữa luống sau đó lấp một ít đất không để mầm khoai chạm vào phân.
+ Bón thúc lần 1 bón quanh khóm khoai cách gốc từ 10 cm÷15 cm, lần 2 vạch rơm giữa 2 khóm khoai và bón phân vào giữa.