Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dâu tằm

24T 122021
Cập nhật

Cây Dâu tằm từ lâu đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì từ lá, quả, thân, rễ cây dâu tằm đều có thể làm thuốc. Thậm chí nhiều tác dụng phong phú từ cây dâu tằm đã được ứng dụng lâm sàng rộng rãi.

Do tác động của con người như đốn tỉa, chăm sóc, khai thác lá, thông thường cây dâu trồng bằng hạt chỉ sống trên 50 năm, trồng bằng hom khoảng 20 - 30 năm. Mỗi năm hái lá 8 - 10 đợt; vụ xuân khoảng 25 ngày/đợt; vụ hè khoảng 20 ngày/đợt; vụ thu khoảng 35 ngày/đợt; có thể hái đến tháng 12.
Lượng phân bón phân cho cây dâu tằm thay đổi theo tuổi cây: Ruộng trồng dâu năm thứ nhất thì bón bằng 50%, năm thứ 2 bằng 70% so với ruộng dâu đã định hình.

Bón phân NPK-S Lâm Thao

 Lượng phân và cách bón
Phân chuồng
(tấn /ha)
Vôi bột
( kg/ha)
Lượng phân bón/năm
   a)Trồng mới, bón lót
20 - 25
500-600
1200-1500
 
   b) Bón phân hàng năm cho ruộng dâu  đã định hình nuôi tằm lấy kén ươm
20 - 25
500-600
1700-2300
2500-3500
Cách bón
    Bón vụ xuân, giai đoạn bắt đầu nảy mầm
 
 
-
500-700
    Bón vụ hè, giai đoạn sinh trưởng mạnh, sau khi cây có 4-5 lá thật
 
 
-
1.500-2100
    Bón vụ thu, giai đoạn sinh trưởng chậm dần
 
 
-
500-700
   Bón vụ đông, giai đoạn nghỉ đông, khoảng tháng12
20 - 25
500-600
1700-2300
-
 Các lần bón phân phải đảm bảo thời gian cách li trước khi hái lá 20 ngày trong vụ xuân, 15 ngày ở vụ hè và vụ thu.
Lượng phân bón thay đổi theo tuổi cây: Ruộng trồng dâu năm thứ nhất thì bón bằng 50%, năm thứ 2 bằng 70% so với ruộng dâu đã định hình.
Bón phân qua lá: Phun qua mặt dưới lá 4 - 6 ngày/lần. Nồng độ phun các loại phân NPK-S 5-10-3+8S từ 0,4 - 0,5%. Khi vườn dâu còi cọc và trời khô hạn thì phun NPK-S 10-0-5+3S ở nồng độ 0,5 - 0,6%; khi vườn dâu rậm rạp, thời tiết âm u, mưa nhiều thì phun NPK-S 5-10-3+8S ở nồng độ 0,5 - 0,6%. Lượng phun 2.000 lít dung dịch/ha.