Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến độ Brix trên cây dưa lưới

28T 122021
Cập nhật

Độ Brix là một đặc tính quan trọng nhằm nói  lên phẩm chất trái đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trong thực tế đối với dưa lưới Taki độ Brix rất quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, do đó để đạt được độ brix đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cần phải chọn đúng giống và một vấn đề rất quan trọng là sử sụng cân bằng chất dinh dưỡng để tạo môi trường  thuận lợi cho cây dưa lưới chuyển hóa đường tăng độ ngọt, nâng cao chất lượng.

Đạm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh học, là thành phần của protein và acid amin vì chất nguyên sinh của tế bào sống là protein. Đạm còn giữ vai trò là cấu trúc của chlorophyll (Nartea, 1990). Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất giới hạn năng suất thực tế.

Trên hầu hết các loại cây, bón phân đạm gia tăng sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là phát triển thân lá. Cây được cung cấp N đầy đủ, thân lá và chồi phát triển tốt, rễ phát triển cân đối hơn so với cây thiếu N. Đạm là nguyên tố đa lượng di động trong lá trưởng thành và chuyển vị tới vùng sinh trưởng mới.

Do N là nguyên tố di động nên khi thiếu N thể hiện ở lá già (Ngô Ngọc Hưng, 2009).

Không giống nitơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác, Kali không tham gia hình thành một bộ phận nào trong cây cả như nguyên sinh chất, chất béo và xenlulô. Kali tăng cường quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, kích thích hoạt động của bậc enzym, tham gia quá trình vận chuyển các chất về bộ phận kinh tế, thúc đẩy tạo thành các bó mạch, tăng bề dày các mô nên làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng chống đỗ, chống sâu bệnh cho cây. Kali làm tăng tính chống chịu với điệu kiện bất thuận như chống rét, chống hạn, chống chịu sâu bệnh, làm tăng phẩm chất rau ăn củ, rễ củ, ăn quả.

Cây thiếu kali thường lùn (Stunting), rìa lá khô vàng (Marginal chlorosis), lá già chết trước, rễ thứ cấp mọc thưa, củ bị mềm. Dạng phân K sử dụng thích hợp cho nhiều loại rau là K2SO4, còn KC1 không tốt vì nó làm giảm năng suất, phẩm chất kể cả 3 loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả (Lê Thị Khánh, 2009).

Trong quá trình thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng” (Dự án do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng chủ trì thực hiện từ năm 2017-2020), nhóm thực hiện dự án nhận thấy hàm lượng chất dinh dưỡng, cụ thể là: đạm và kali có ảnh hưởng đến độ Brix của trái dưa lưới nên đã tiến hành thực hiện thí nghiệm để có đủ cơ sở khoa học khuyến cáo về việc sử dụng dinh dưỡng, nhằm tìm ra tỉ lệ pha trộn dinh dưỡng thích hợp đảm bảo cho cây dưa lưới sinh trưởng phát triển tốt và có độ Brix cao.

 

Thí nghiệm 1: bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (do thực hiện trong nhà màng)

Nghiệm thức
Cá thể/ lân
 Nồng độ N
 Độ Brix
NT1
 10/3
 Giảm 20%
 Tăng
NT2
nt
Giảm 10%
nt
NT3
nt
 Cố định (nghiệm thức đối chứng)
 Không đổi
NT4
nt
Tăng 20%
 Giảm mạnh
NT5
nt
 Tăng 10%
 Giảm

 

+ Kết luận: Nồng độ phân đạm và độ Brix tỉ lệ nghịch với nhau khi nồng độ đạm tăng thì độ Brix giảm, làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái cây dưa lưới.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (do thực hiện trong nhà màng)

Nghiệm thức
Cá thể/Lân
 Nồng độ K
 Độ Brix
NT1
 10/3
 Giảm 20%
 Tăng
NT2
nt
Giảm 10%
nt
NT3
nt
 Cố định (nghiệm thức đối chứng)
 Không đổi
NT4
nt
Tăng 20%
 Giảm mạnh
NT5
nt
 Tăng 10%
 Giảm

+ Kết luận: Độ brix của trái chịu ảnh hưởng bởi nồng độ phân kali, khi tăng nồng độ phân kali độ brix trái tăng theo.

Sau khi có được kết quả thí nghiệm, nhóm thực hiện dự án đã có điều chỉnh lượng dinh dưỡng đạm và kali cho phù hợp trong giai

đoạn trái dưa lưới tăng dần độ Brix vào thời điểm sau khi đậu trái và hình thành vân lưới.

Tác giải: Võ Minh Luân - Phòng NT&PTNT Châu Thành

Cần thêm thông tin về việc trồng dưa lưới? Bạn luôn có thể trở lại với  phân bón dưa.