NPK-S Lâm Thao nâng cao năng suất cho cây Ngô

10T 122021
Cập nhật

Sinh trưởng phát triển của ngô chia thành 2 giai đoạn:

* Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Từ nảy mầm, ra lá đến xuất hiện mô ở các cơ quan sinh sản.

+ Thời kỳ nảy mầm  (từ gieo đến 3 lá thật):

- Phụ thuộc nhiều vào chất dinh dưỡng của nội nhũ.

- Sau khi có 3 lá thật, lượng dinh dưỡng có trong nội nhũ hạt, cây non chuyển từ sống nhờ dinh dưỡng trong hạt sang tìm kiếm thức ăn từ đất và dinh dưỡng bổ sung.

+ Thời kỳ từ 3 lá đến phân hóa hoa:

Cây ngô cần độ ẩm đất từ 65 - 75%, tơi xốp, đủ oxy cho rễ phát triển… cần đủ dinh dưỡng. Bón thúc kịp thời ở giai đoạn 3 - 4 lá.

* Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Lá  và cơ quan sinh sản phát triển mạnh - xuất hiện nhị cái.

+ Thời kỳ phân hóa hoa – trỗ cờ:

Cây ngô lớn nhanh, phân hóa tạo các bộ phận hoa cờ và bắp – quyết định năng suất ngô. Lá và đốt phát triển nhanh – cuối giai đoạn thoát bông cờ khỏi bẹ lá. Cần bón thúc, kết hợp xới đất và vun luống lên cao cho ngô.

+ Thời kỳ nở hoa (trỗ cờ, tung phấn, phun râu):

Diễn ra trong khoảng 10 – 15 ngày, ngô lai tập trung trong khoảng 7 – 10 ngày. Ngô tung phấn, nhận phấn, thụ tinh. Nhiệt độ thích hợp 22 – 28oC, nhiệt độ < 13oC và > 35oC hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm không khí thích hợp là 80%, độ ẩm đất thích hợp 80% độ ẩm bão hòa.

+ Thời kỳ chín (thụ tinh đến chín):

Thời kỳ này kéo dài 30 – 45 ngày tùy từng giống, trong đó:

- Chín sữa ( 10 – 15 ngày),

- Chín sáp (10 – 15 ngày),

- Chín hoàn toàn ( 10-15 ngày).

Thời kỳ chín, các chất dinh dưỡng vận chuyển từ lá vào hạt; vai trò quang hợp của bộ lá vẫn quan trọng, 60 – 80% sản phẩm quang hợp từ lá vận chuyển vào hạt; yêu cầu nhiệt độ của thời kỳ này là 20 – 25oC, ẩm độ đất là 60 – 70% độ ẩm bão hòa.

Đất trồng

Cây ngô thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nó có thể trồng được trên đất feralit và feralit mùn trên núi cao như ở Quản Bạ, Hà Giang.

Ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên đất đen đá vôi (cao nguyên Nà Sản, Mộc Châu, Sơn La), ngô cũng cho năng suất cao trên đất phát triển trên đá bazan ở Đăk Lăk. Ở đồng bằng ngô có thể trồng được và cho năng suất cao trên phù sa sông, đất bạc màu, đất phèn sau 2 vụ lúa. Nhiều diện tích ngô được trồng trên đất bãi bồi ven sông.

Bón phân

Quy trình 1

Loại phân

Bón lót

Bón thúc 5-7 lá

Bón trước khi trỗ (xoáy nõn)

------- (kg/ha) --------

Phân chuồng

7000-10000

 

 

NPK-S *M1 5-10-3+8S

600-700

   

NPK-S*M1 12.5.10+14S

 

250-280

250-280

Tính cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2)

Phân chuồng

250-350

 

 

NPK-S*M1  5-10-3+8S

20-25

 

 

NPK-S*M1 12-5-10+14S

 

9-10

9-10

(Đối với giống ngô lai thì bón ở mức cao hơn so với giống ngô thuần, trên đất nghèo bón ở mức cao so với đất giàu dinh dưỡng khoảng 10%).

Quy trình 2

(Liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ kg/360m2)

           Loại phân

Bón lót

Bón thúc lần 1

(Khi ngô 5÷7 lá)

Bón thúc lần 2

Trước trỗ (xoáy nõn)

Phân chuồng

250÷350

   

NPK-S*M1 5-10-3+8S

10÷12

   

Hữu cơ khoáng Lâm Thao

25÷28

   

NPK-S*M1 12-5-10+14S

 

8÷9

8÷9

* Lưu ý khi bón phân cho cây ngô: 

+ Khi bón kết hợp với xới xáo đất, lấp phân và vun gốc.

+ Đối với giống ngô lai thì bón ở mức cao hơn so với giống ngô thuần, trên đất nghèo bón ở mức cao hơn so với đất giàu dinh dưỡng 10%.