Quy trình bón phân Lâm Thao dành cho cây đậu tương

23T 122021
Cập nhật

Cây đậu tương (còn gọi là đỗ tương, đậu nành, tên khoa học là Glycine max (LMerrill), ở nước ta được chia thành 3 nhóm: Nhóm chín rất sớm thời gian sinh trưởng 60-80 ngày; nhóm chín sớm thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày; nhóm chín trung bình thời gian sinh trưởng hơn 90 ngày

Đậu tương có thể được trồng trên nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác nhau như đất sét, sét pha thịt, đất thịt, thịt pha cát, đất cát; có thể trồng trên các địa hình khác nhau như ở các vùng đất cao, hạn (trồng lúa thì cao, trồng ngô thì úng, năng suất thấp), vùng đồi thấp, ít dốc, có mưa đều quanh năm, đất có địa hình thấp như đất chuyên trồng 2 vụ lúa; có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất cát thô ven biển, đất bazan bị thoái hoá, đất phèn.

Đậu tương có thể chịu được pH = 4-9, thích hợp nhất pH = 6-7.

Loại phân bón
Kg/Sào Bắc Bộ 360 m2
Kg/ha
Bón lót
Bón thúc
(Cây có 3 – 5 lá)
Bón lót
Bón thúc
(Cây có 3 – 5 lá)
Phân chuồng
200 - 300
 
5.500 - 7.000
 
NPK-S *M1
5-10-3+8S
10-15
 
 
 
NPK-S 3-9-6+6S
 
10 - 15
300 - 400
 
NPK-S 3-9-6+6S
 
 
 
300 - 410