Khuyến nghị bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía

29T 122021
Cập nhật

Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao hợp lý giúp tăng năng suất, hàm lượng đường của các giống mía và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Có thể thay phân chuồng bằng cách bón mùn thải của nhà máy đường sau khi xử lý. Bón vôi vùi sâu, trộn đều trong tầng đất canh tác, bón trước khi trồng mía ít nhất 30 ngày.

Các loại phân vi lượng Bo 0,1 - 0,2%, Cu, Zn, Fe phun bổ sung qua lá vào thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh và bắt đầu có long.

Mía gốc: Lượng phân chuồng, phân đạm, lân và kali sử dụng cho mía gốc tương tự như với mía tơ, lượng phân đạm cần tăng 15 - 20%.

Sau khi thu hoạch trong vòng 1 tuần, cày phá luống, cày xới giữa 2 hàng mía, phơi ải đất 2 - 7 ngày, bón gốc toàn bộ phân chuồng, phân NPK-S*M1 5-10-3+8S, cày lấp đất. Bón thúc đẻ nhánh khi bắt đầu có lóng với loại phân NPK-S*M1 12-5-10+14S.

Khuyến nghị về dinh dưỡng cho cây mía theo từng giai đoạn:

Loại phân

Bón lót

Bón gốc

Bón thúc khi bắt đầu đẻ nhánh
(bắt đầu có lóng)

Mía tơ

Vôi bột

25÷35

 

 

Phân chuồng

350÷500

 

 

NPK-S*M1 5-10-3+8S

20÷30

 

 

NPK-S*M1 12-5-10+14S

 

 

30÷40

Mía gốc

Phân chuồng

 

350÷500

 

NPK-S*M1 5-10-3+8S

 

25÷35

 

NPK-S*M1 12-5-10+14S hoặc NPK-S 10-5-10+5S

 

 

40÷50

* Liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ kg/360m2

Các loại phân vi lượng phun bổ sung qua lá vào thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh và bắt đầu có lóng.