Sử dụng phân bón Lâm Thao, cam sành Hà Giang sai trĩu quả

10T 022022
Cập nhật

Những năm qua, xác định cam sành là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số, bà con nông dân Hà Giang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhất là sản xuất theo phương pháp VietGAP, trong đó có sử dụng phân bón Lâm Thao trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây cam. Do đó, nhiều hộ gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng cam. Phân bón Lâm Thao đã đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên những vụ cam năng suất, chất lượng vượt trội.


Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cam sành bước vào giai đoạn chín và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch của năm sau.
Được biết, hiện tổng diện tích cam sành niên vụ 2021 - 2022 của Hà Giang vào khoảng 7.600ha và diện tích cho thu hoạch khoảng 6.900ha (còn lại là diện tích các giống cam khác). Năng suất cam sành bình quân đạt 105 tạ/ha và sản lượng cam sành niên vụ 2021 - 2022 ước đạt trên 72 nghìn tấn.
Với việc đẩy mạnh sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao nhận thức của người trồng cam trong quá trình chăm sóc để tạo ra sản phẩm chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi quan trọng góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cam. Để thực hiện triển khai sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở Nông nghiệp – PTNT của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp kỹ thuật như bón phân, cắt cành, tạo tán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng… 
Hiện nay, các vườn cam sành đang cho thu hoạch, bà con nông dân phấn khởi vì năm nay cam tiếp tục được mùa và được giá. Nhiều đơn đặt hàng thu mua cam của khách hàng đã tạo động lực giúp bà con không ngừng đầu tư, phát triển vùng cam đặc sản nơi đây.
Là một trong những hộ dân có diện tích trồng cam lớn, chị Trần Thị Cúc ở xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết: 100% gốc cam sành của gia đình bón phân NPK-S Lâm Thao. Cây cam sinh trưởng phát triển khỏe, lá dày, xanh đậm, ít sâu bệnh, cây ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn nhanh, chín tập trung, vỏ quả vàng đẹp, ruột vàng sẫm, ngọt đậm và dễ tiêu thụ. Với diện tích 3ha cam sành, sau khi trừ hết chi phí, gia đình thu lãi gần 400 triệu đồng/năm. 
Hiện nay, trên địa bàn xuất hiện nhiều loại phân bón của các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, tuy nhiên chúng tôi luôn tin tưởng sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây cam trong nhiều năm qua, gia đình hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm phân bón Lâm Thao cho cây cam sành.
Với kinh nghiệm trên 10 năm trồng cam sành, chị Cúc khá thành thạo trong cách sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây cam theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp. Chị cho biết: Để đồi cam cho quả sai trĩu, chất lượng ngon ngọt, người trồng cần bón phân từ 3 - 4 lần/năm. Cụ thể, đối với đồi cam trên 10 tuổi như của gia đình tôi, trước lúc cây ra hoa khoảng 4 tuần, bón mỗi gốc từ 1,5 - 2kg phân NPK-S*M1 5.10.3-8.
Tiếp đó, sau khi cây đậu quả và phát triển, bón từ 1 - 2 đợt phân, mỗi đợt bón khoảng 1,5 kg/gốc loại phân NPK-S*M1 12.5.10-14. Một tháng trước thu hoạch bón tiếp cho mỗi gốc cũng từng ấy. Đối với giai đoạn nuôi quả, cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì loại phân này có hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, ngoài ra còn có hàm lượng kali cao giúp tăng hàm lượng đường.
Không chỉ riêng gia đình chị Cúc mà đa phần bà con nông dân ở huyện Bắc Quang, Hà Giang đều tin tưởng sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây cam sành trong nhiều năm qua.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy cây cam sành được cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đã đạt năng suất cao, chất lượng vượt trội. Phân bón Lâm Thao phù hợp với vùng đất Hà Giang, không những góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân mà còn góp phần cải tạo đất hiệu quả.

Hoa Mua