Phân hữu cơ khoáng Lâm Thao cải tạo đất, không trôi

11T 122021
Cập nhật
Lâu nay, tại các vùng đất có địa hình đồi núi, độ dốc cao, thế đất không bằng phẳng, bón phân dạng bột dễ bị rửa trôi, nhất là vào mùa mưa, vừa lãng phí phân vừa ảnh hưởng đến môi trường, nông dân Nguyễn Văn Tiến chuyên canh tác ở vùng đất thuộc dạng này ở tỉnh miền núi phía bắc Thái Nguyên, chia sẻ.
Ông thừa nhận phân hữu cơ khoáng đặc biệt phù hợp với chè, loại cây đặc sản của vùng đất Thái Nguyên. Khi sử dụng phân hữu cơ khoáng, đất trồng được cải tạo màu mỡ hơn, chè cho năng suất cao hơn, có khả năng chịu sâu bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, ông thấy dạng bột, khi gặp trời mưa, một phần không nhỏ bị rửa trôi.
Ông Tiến (xóm Văn Cường, xã Phú Cường, huyện Đại Từ) cầm túi phân hữu cơ khoáng Lâm Thao trên đồi chè của mình, ngày 04/8/2021. Ảnh: Phạm Việt Dũng
Ông Tiến (xóm Văn Cường, xã Phú Cường, huyện Đại Từ) cầm túi phân hữu cơ khoáng Lâm Thao trên đồi chè của mình, ngày 04/8/2021. Ảnh: Phạm Việt Dũng
Đầu năm 2021, cải tiến từ chính sản phẩm dạng bột của mình, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đưa ra thị trường phân hữu cơ khoáng dạng hạt. "Tăng thêm chi phí (cho công đoạn tạo hạt, sấy), nhưng tạo sản phẩm có tính năng tối ưu hơn, được bà con đón nhận là điều mà chúng tôi hướng tới", ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, cho biết.
Một trong bốn thùng sấy phân bón Lâm Thao công suất 150.00 tấn/năm. Ảnh: T.N.

Vị chè ngọt hơn


Từng quen dùng phân hữu cơ khoáng dạng bột, ngay khi phân hữu cơ khoáng Lâm Thao dạng hạt qua sấy có mặt trên thị trường, ông Tiến đã sử dụng thử sản phẩm (loại HCK 3-5-2+2S+TE) bón cho đồi chè của mình. Sau mỗi trận mưa, ông lên đồi chè kiểm tra: "Còn nguyên, không bị rửa trôi các anh ạ". Chẳng những thế, từ khi dùng dạng hạt sấy khô, “chè xanh hơn, búp mập, sao thơm hơn, rút ngắn được lứa hái”. Đặc biệt ông nhận thấy vị của chè khi uống ngọt hơn so với khi bón phân hữu cơ của công ty khác.

Ông Tiến: “Bón phân hữu cơ khoáng Lâm Thao, tôi thấy chè xanh hơn, búp mập, sao thơm hơn, rút ngắn lứa hái. Đặc biệt vị của nó ngọt hơn so với khi bón sản phẩm khác”. Ảnh: Phạm Việt Dũng
 
Lý giải hiện tượng chè của ông Tiến khi uống có vị ngọt hơn, nhà khoa học cho rằng, có lẽ do một số cấu trúc và thành phần của phân hữu cơ khoáng Lâm Thao. Nhìn chung, các sản phẩm phân hữu cơ khoáng chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ, các nguyên tố đa lượng, trung lượng, và vi lượng, giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất.
Ngoài ra, theo Kỹ sư nông nghiệp Phạm Đức Thành (Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao), phân hữu cơ khoáng Lâm Thao còn có các vi sinh vật phân giải xenlulo và các chủng vi sinh có lợi. Hệ vi sinh vật có ích này góp phần giải phóng các chất độc cho đất, tạo môi trường cho vi sinh vật và sinh vật hữu ích (giun đất) trong đất phát triển. Chúng làm tăng độ mùn, đất tơi xốp hơn, đồng thời cải thiện, ngăn chặn hiện tượng chai đất, bạc màu đất.
Theo các chuyên gia thổ nhưỡng, vùng Đông Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, đất trồng nhanh bị bạc màu do mưa xói mòn, bị hạn hán do nắng. Kỹ sư Thành cho rằng sử dụng phân hữu cơ khoáng sẽ có tác dụng làm đất tơi xốp màu mỡ hơn, giữ ẩm chống hạn (do lượng mùn hữu cơ phân hủy). Hơn nữa, phân dạng hạt không bị rửa trôi khi mưa. Do vậy, phân hữu cơ khoáng Lâm Thao phù hợp cho cả mùa mưa và mùa khô. Đồi chè của ông Tiến "xanh hơn, búp mập, sao thơm hơn, rút ngắn được lứa hái" "có thể liên quan đến các yếu tố này", kỹ sư Thành nhận định.
Ông Hồng cho biết, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên là tỉnh bà con nông dân đón nhận loại phân hữu cơ khoáng này sớm nhất, nhiều nhất, đã tiêu thụ hơn nửa tổng sản lượng phân hữu cơ khoáng Lâm Thao bán ra. Ông cho biết thêm, nếu lưu thông hàng hóa trở lại bình thường sau đợt phong tỏa các tuyến đường vì đại dịch COVID-19, công ty sẽ tiếp tục đưa phân hữu cơ khoáng Lâm Thao đến nhiều vùng tiêu thụ khác nhau thay vì chỉ giới hạn ở một số thị trường truyền thống.
Về hướng dẫn sử dụng, kỹ sư Thành khuyến nghị bà con nên bón theo đúng hướng dẫn in trên bao bì. Ông Tiến đề nghị: ngoài hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, tờ rơi hoặc của cán bộ thị trường, công ty nên có thêm hệ thống truyền thông thích hợp sao cho đảm bảo luôn sẵn có, dễ hiểu, để thuận tiện hơn nữa cho bà con.
Lưu ý trong bảo quản và vận chuyển phân hữu cơ khoáng Lâm Thao.
- Đậy kín trong bao bì; để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh để ánh nắng trực tiếp rọi vào bao bì đang đựng sản phẩm.
- Không dùng móc trong quá trình bốc xếp.
- Với bao dùng chưa hết, để trong 02 lớp bao bì như cũ, buộc kín miệng bao, bảo quản như với sản phẩm nguyên bao.