Phân bón Lâm Thao về miền biên viễn

24T 122021
Cập nhật

Cây ngô không bị đói thì con người mới no

Mồ hôi ướt đầm vai áo dưới sức nóng như thiêu đốt của trời chiều nhưng cứ có mấy bao phân để trong góc kho là đã chắc một nửa ấm no của vụ mùa tới. Mỗi vụ vợ chồng anh chị gieo 7 kg lúa giống, 25 kg ngô giống.
Cũng như 20 hộ khác trong cái xóm người Dao heo hút của xã Yên Sơn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng này nhà anh thuộc dạng hộ nghèo nên mỗi mùa đều phải đăng ký phân hỗ trợ của Nhà nước.
Đất đai ở đây rất xấu, trước bà con thử dùng nhiều loại phân bón hóa học nhưng không hợp, cây ngô cứ còi cọc chẳng chịu lên chỉ đến khi đổi sang loại NPK-S Lâm Thao thì tất cả 21 nóc nhà trong xóm đều công nhận trông khác hẳn, lá xanh vừa phải, thân cứng, bắp nây đều từ đầu đến cuối.
Giống ngô bản địa ở Yên Sơn. Ảnh: Vân Đình
Trồng ngô trên núi đá, phải có những nông cụ thích hợp trong đó riêng cái lưỡi cày của đồng bào ở đây có đặc điểm mũi hơi cong, không nhọn và cong vút như những lưỡi cày ở vùng đồng bằng để có thể khéo léo lách qua những hòn đá to như cái nón, cái mũ ẩn mình nông, sâu trong lòng đất. Chỗ còn cày tạm được thì đất cũng toàn là những hòn sỏi to như cái chén, cái cốc, cái bát.
Làm đất xong xuôi đâu đấy, vợ chồng anh tra 3 hạt ngô giống bản địa vào mỗi hốc rồi bỏ thêm 1 vốc phân cuối cùng lấp lại. Nước tưới hoàn toàn không có mà chỉ trông mong vào mỗi nước trời nên năng suất vụ cao, vụ trung bình nhưng hầu như ít khi bị thất thu.
Trái ngược với trước đây họ cũng trồng ngô nhưng mà giống lai thường xuyên cây có biểu hiện vàng lá rồi chết bởi đất quá nhiều đá, nóng cây không chịu nổi, khí hậu lại không hợp nên phải chuyển về giống ngô địa phương.
Đất xấu như vậy nên bà con phải thường xuyên bồi bổ bằng phân. Mỗi vụ nhà anh bón 5 bao phân NPK-S cộng với 40-50 bao phân lợn, phân bò thì cuối vụ mới mong thu trung bình khoảng 60 bao ngô, 10 bao lúa. Ngô dùng để nuôi bò, nuôi lợn, lúa dùng để nuôi người, cũng tùng tiệm đủ ăn cỡ 8-9 tháng còn lại Nhà nước vẫn phải cứu trợ.
Vừa rồi chẳng may 4 con bò, 1 con lợn của nhà mắc dịch chết hết, hai vợ chồng phải đi làm bốc vác thuê ở cửa khẩu Tà Lùng trong 2 tháng tiết kiệm được 20 triệu về mua lại con bò nhỏ, lợn cỏ để nuôi. Hôm tôi đến, thầy Hoàng Thồng U ở bản Cốc Lùng đang thực hiện lễ cúng cho gia đình anh cầu cho một mùa ngô lúa mới chất đầy trong mấy chục bao, cho bò lợn nuôi chóng lớn, cho người không bị ốm đau.

Tất cả xe máy, ti vi từ đây mà ra

Xã Yên Sơn có 9 xóm với hơn 1.200 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông và Dao. Điều kiện tự nhiên nơi đây rất khắc nghiệt khi cả xã chỉ có 11,3 ha đất lúa còn lại là đất nương rẫy khô cằn.
Kinh tế của bà con phụ thuộc chủ yếu vào cây ngô với tổng diện tích gần 200 ha, đặc biệt một số xóm hầu như chỉ độc canh mỗi ngô như Cốc Trà hay Ngàm Vạng. Mùa khô đến, nước sinh hoạt cho người còn thiếu nữa là nước cho cây nên đời sống còn nhiều khó khăn, cần Nhà nước hỗ trợ cả về kỹ thuật lẫn vật tư.
Anh Quang trên đường chở phân về nhà. Ảnh: Vân Đình.
Trưởng bản Đặng Tòn Su học hết lớp 9 là người có trình độ cao nhất ở cái xóm Dao nghèo nhỏ bé Ngàm Vạng này. Xưa ông bà, bố mẹ của Su suốt ngày ở trên nương, mỗi vụ trồng mấy chục cân ngô giống nhưng không biết bỏ phân nên cây không chịu lớn, bắp nào bắp đấy được rất ít hạt, chẳng đủ ăn. Nay nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, không còn bỏ đói cho cây nên ngô cũng biết trả công người chăm sóc.
Cũng như các hộ khác, gia đình trưởng bản cũng dần bớt khó khăn, sửa sang được nhà cửa, mua sắm được một số vật dụng hiện đại như xe máy, ti vi, điện thoại thông minh để vào mạng cập nhật thêm kiến thức.
Hay như nhà người hàng xóm, anh Đặng Phủ Luồng một vụ gieo hơn 40 kg ngô giống thu được 50 bao ngô so với khi trước đây chỉ thu 20 bao. Có được sự thay đổi lớn ấy là do đã biết bón thêm 8 bao phân NPK-S Lâm Thao chứ không phó mặc cho trời đất như trước nữa.
Số ngô ấy phần dành cho người ăn nấu độn với cơm (vì thích ăn chứ không phải vì đói-PV), phần để nuôi 5 con lợn, 3 con bò cùng đàn gà mấy chục con. Cuộc sống nơi vùng cao này vẫn còn nhiều gian khó nhưng một lối đi sáng đã  mở ra ngay trước mắt.
Tại sao Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao lại sản xuất phân bón lót và phân bón thúc?
Trả lời: Đối với cây trồng các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng đạm, lân, kali khác nhau, ở giai đoạn đầu cây trồng cần nhiều lân để hình thành và phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi, như chống rét cho cây, giai đoạn này cây trồng cần đạm, lân ở mức độ vừa phải.
Để đáp ứng đầy đủ kịp thời, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng giai đoạn này Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao sản xuất phân NPK-S*M1 5.10.3-8 bón lót.
Ở giai đoạn sau cây trồng cần nhiều đạm để kích thích sự đẻ nhánh, phát triển thân lá, phân cành làm tăng sinh khối. Cây trồng cần nhiều kali làm cho cây cứng cáp, kích thích sự ra hoa, làm chắc quả sáng củ, sáng hạt. Nhu cầu dinh dưỡng lân thấp hơn, để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng giai đoạn này, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao sản xuất phân bón NPK-S chuyên dùng để bón thúc như: NPK-S*M1 12.5.10-14.
Mặt khác khí hậu Việt Nam lại nắng lắm mưa nhiều nếu bón thừa dinh dưỡng ở giai đoạn đầu thì bị thất thoát dinh dưỡng do bốc hơi, rửa trôi dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho giai đoạn sau. Vì vậy, bón phân bón lót và phân bón thúc có liều lượng dinh dưỡng thích hơp sẽ tạo ra hiệu quả bón phân cao hơn, không bị lãng phí phân bón, ô nhiễm môi trường.
Tại sao nên bón phân khép kín bằng NPK-S Lâm Thao?
Trả lời:
Quy trình bón phân khép kín là quy trình bón phân từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch chỉ sử dụng phân bón NPK-S mà không cần bón thêm các loại phân bón khác( ngoài phân chuồng, phân hữu cơ). Đó là: Bón lót dùng NPK-S*M1 5.10.3-8, bón thúc dùng NPK-S*M1 12.5.10-14.
• Tại sao phải bón phân khép kín?
Khi bón phân đơn riêng rẽ, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến hiệu quả bón phân không cao do rửa trôi, bay hơi hoặc ngấm sâu.
- Khó sử dụng vì phải dùng nhiều loại phân và phải pha trộn.
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không cân đối, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển, bón thừa đạm trước thu hoạch có thể dẫn đến dư lượng Ni- tơ-rát trong nông sản, làm giảm chất lượng nông sản, gây ô nhiêm môi trường.
- Tốn nhiều công vì phải bón nhiều lần.
Chính vì vậy hiện nay Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao kết hợp với Viện Nông hóa -Thổ nhưỡng xây dựng quy trình bón phân khép kín các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và đã được thực hiện ở các địa phương. Cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Vân Đình (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm