Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Bón phân thúc cho cây bơ

29T 122021
Cập nhật

1. Tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây bơ

 Đạm (N), kẽm (Zn), B (Bo) là những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây bơ 

Canxi có vai trò quan trọng hạn chế bệnh rễ và nâng cao chất lượng quả.

Chú ý phun vi lượng B và Zn để tăng đậu quả và tăng năng suất.

Bón vừa đủ theo nhu cầu, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước.

Muốn thực hiện bón phân cân đối, cần phải định kỳ chẩn đoán đất và lá.

Bón vôi tăng cường phẩm chất quả.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây Bơ

Cây Bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6. Phân bón rất quan trọng đối với cây Bơ vì Bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng.

Theo Avilon (1986), sản lượng Bơ là 1.438 kg ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2 kg CaO và 9,2kg MgO. Khi Bơ còn non (chưa ra quả) thì nhu cầu về NPK có tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ này là 2:1:2. Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây Bơ đã được tiến hành tại Mexico trên các vườn Bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây ha.

Với công thức phân bón 178kg N + 165kgP2O5+ 318kg K2O ha năm, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm (cung cấp S và Zn) và 0,2kg borax cây (cung cấp Bo) 1 - 2 năm 1 lần đã làm năng suất Bơ tăng vọt từ 8 tấn quả ha lên 35 tấn ha. Do vậy, vai trò của các chất trung và vi lượng với cây Bơ là rất lớn và cần phải cung cấp cho cây.

+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, Canxi vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ.

Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.

+ Silic (SiO2): Giúp cho cây chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp, tăng khả năng quang hợp.

Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng Bơ rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu lưu huỳnh nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.

+ Bo (B): Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, t lệ đậu quả thấp.

3. Lượng phân bón thúc

2.1. Cơ sở để xác định lượng phân bón thúc

- Đặc điểm, tính chất, độ phì nhiêu của đất.

- Thời vụ gieo trồng.

- Điều kiện đầu tư thâm canh.

- Giống, kỹ thuật canh tác, phương thức gieo trồng.

- Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây trồng.

- Nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Bơ.

- Điều kiện thời tiết khí hậu từng mùa, từng địa phương.

- Đặc điểm, tính chất của các loại phân bón.

2.2. Lượng phân bón thúc

Tỷ lệ N:P:K trong thời kỳ cây chưa mang quả là 1:1:1 và trong thời kỳ mang quả là 2:1:2.

Tuổi
 Tỉ lệ
 Cây/năm
 Phân bón khuyến nghị
Năm trồng mới
0,5 kg
 01
 
Năm thứ hai
1, kg
 nt
 
Năm thứ ba trở đi
1,5 kg
nt
 

Lưu ý: Chia lượng phân này thành 3 - 4 phần đều nhau để bón làm 3 - 4 lần năm. Và chỉ bón phân khi đất đủ ẩm.

Lượng phân bón cho Bơ thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh

                                                                                                                                                              Đơn vị tính kg/cây

 Thời kỳ kiến thiết cơ bản
     Thời kỳ thu hoạch
Loại phân
 6 tháng
 Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 4
Năm thứ 5 trở đi
Chuồng
 
 15
 20
 25
30
40
Urê
0,3
 0,5
 0,6
0,7
0,7
 0,7
KCL
0,2
0,4
 0,5
0,6
0,6
0,6
Lân Supe
0,2
0,3
0,4
0,5
0,5
0,5
NPK 16-16-8
0,5
0,1
1,5
1,7
2,0
2,0

 

Lượng phân bón thúc cho từng thời kỳ sau thu hoạch

Thời kỳ bón
 Lượng phân bón/ năm (kg/cây)
 Số lần bón/năm
 
 Hữu cơ
 Urê
 Lân
 KDL
Kiến thiết cơ bản
 
 0,2
0,6
 0,2
Bón 3 lần
 Kinh doanh
30-50
1,1
1,6
0,8
Bón 3 lần

 

4. Kỹ thuật bón phân

3.1. Bón phân hóa học

Bước 1: Vận chuyển phân bón tới vườn Bơ: Tính toán đủ lượng phân cần sử dụng, dùng xe kéo chuyên dùng chở phân đến nơi cần bón.

Bước 2: Trộn phân: Sử dụng tấm bạt hoặc nilon trải ra để trộn các loại phân với nhau để bón cho tiện, tiết kiệm được nhân công trong trường hợp sử dụng nhiều loại phân để bón.

Lưu ý: Trộn phân xong phải sử dụng trước 24 giờ đồng hồ, tránh sự chảy nước và dính kết hỗn hợp.

Bước 3:

+ Khi bón cần rạch rãnh sâu khoảng 5 - 10cm quanh gốc khi mới trồng và tùy vào mép tán cây khi cây đã phát triển.

+ Bón 2 - 3 đợt vào mùa mưa.

+ Làm sạch cỏ quanh gốc trước khi bón phân

Rạch rãnh để bón phân

 Rãi phân đều xuống rãnh

Lấp đất kín trên phân

Vãi phân trên mặt cho Bơ kiến thiết cơ bản

 

Lưu ý: Không nên vãi phân trên mặt mà không lấp vì đạm dễ bị bốc hơi nếu trời nắng to hoặc bị rửa trôi khi trời mưa.  Khi bón đất phải đủ ẩm (Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bơ - Bộ NN&PTNT)

Cần thêm thông tin về cách trồng bắp cải? Bạn luôn có thể quay lại với  phân bón bơ