Hiệu quả từ những mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao tại xã Thanh Đình (Việt Trì, Phú Thọ)

26T 122021
Cập nhật

Vùng trồng sắn cho năng suất cao

Cùng với lúa, ngô, thì sắn (hay còn gọi là khoai mì) cũng là cây lương thực chủ yếu, quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại một số tỉnh thành trong nước. Không những thế, sắn còn là nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng của nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng sắn tại một số địa phương đang bị thu hẹp, do nhu cầu chuyển đổi cây trồng hoặc canh tác khác nhau của người dân. Còn tại xã Thanh Đình (Việt Trì, Phú Thọ), là một trong những địa phương duy trì nhiều diện tích trồng sắn, sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao, trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của phân bón Lâm Thao.

Ông Nguyễn Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đình cho biết: Từ nhiều năm nay, sắn luôn là cây trồng chủ lực của xã. Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của cây sắn trong việc đảm bảo lương thực cho người dân trên địa bàn, sau đó là hướng tới tiêu thụ ra bên ngoài, nên hiện nay xã đang duy trì thực hiện diện tích trồng sắn là 45ha, đạt 100% KH (diện tích trồng sắn lớn đứng thứ 2 sau cây lúa). Sắn là cây dễ trồng, ít vốn đầu tư, nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Tính riêng năm 2020, năng suất sắn trung bình đạt 189 tạ/ha.

Để mở rộng sản xuất đại trà tại địa phương, hàng năm, xã luôn quan tâm, tạo điều kiện để tổ Khuyến nông làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn cho bà con nông dân, trong đó chú trọng việc sử dụng phân bón Lâm Thao đúng quy trình để đảm bảo đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Qua thực tế sản xuất cho thấy, nhiều hộ gia đình tại xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Gia đình ông Bùi Phú Hưởng, xã Thanh Đình vụ này trồng gần 5 sào sắn. Bên vườn cây phát triển xanh tốt, ông phấn khởi chia sẻ: Gia đình trồng sắn được trên 20 năm, mỗi năm 1 vụ, bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và cho thu hoạch vào tháng 10.

Gia đình luôn tin tưởng sử dụng phân NPK-S*M1 Lâm Thao để bón cho tất cả các loại cây trồng, trong đó có sắn. Sau khi bón phân một thời gian, cây sắn phát triển mạnh, lá xanh, thân mập, nhiều củ, to và ngon; năng suất bình quân hàng năm đạt 7 tạ/sào. Hiện nay chỉ còn một tháng nữa sẽ cho thu hoạch, dự kiến năng suất vẫn tăng cao.

Sau khi thu hoạch, sản phẩm sắn không những phục vụ nhu cầu về lương thực của gia đình mà còn được nhiều người đến hỏi mua với giá bán ổn định. Nhờ có tiền từ trồng sắn, gia đình ông sắm được nhiều vật dụng giá trị phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, đồng thời có tiền cho con đi học.

Kỹ sư Phạm Đức Thành, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo quy trình khép kín nhằm cung cấp cân đối, đầy đủ thành phần đa, trung, vi lượng để cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt, cụ thể:

+ Bón lót sử dụng phân NPK-S*M1 5.10.3-8 Lâm Thao với lượng 13-15kg/sào. Ở giai đoạn đầu cây sắn cần nhiều lân để hình thành và phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như chống rét; trong giai đoạn này cây sắn cần đạm và kali ở mức độ vừa phải.

+ Bón thúc sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao với lượng 17-20kg/sào. Ở các giai đoạn sau cây sắn nói riêng và các cây trồng khác nói chung cần nhiều đạm để kích thích đẻ nhánh; phát triển thân, lá; phân cành làm tăng sinh khối. Cây sắn cần nhiều kali để làm cây cứng cáp, kích thích sự ra hoa, chắc củ. Nhu cầu lân của cây ở giai đoạn bón thúc thấp hơn, nên tỷ lệ phân lân thấp hơn so với đạm và kali.

Thanh long ruột đỏ với thu nhập ấn tượng

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay, ông Lê Đình Đài, xã Thanh Đình ( Việt Trì Phú Thọ) đã có gần 60 gốc thanh long ruột đỏ. Với việc sử dụng phân bón NPK-S*M1 Lâm Thao cho vườn thanh long, gia đình ông thu lợi nhuận trên 20 triệu đồng/năm.

 

Ông Đài chia sẻ: Trước đây khu vườn này chỉ trồng một số cây ăn quả khác nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Tình cờ xem tivi giới thiệu mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên đất vườn hiệu quả, gia đình quyết định đầu tư san gạt mặt bằng, đào hố, làm hệ thống cột bê tông trồng loại cây này.

Trong quá trình trồng, ông luôn tìm tòi, học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây. Để đảm bảo cho việc trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả, gia đình ông chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ khâu làm đất, chuẩn bị cây trụ bê tông, lựa chọn cây giống.

Đồng thời áp dụng các ứng dụng kỹ thuật bón phân NPK-S*M1 Lâm Thao. Sau hơn 2 năm triển khai mô hình trồng cây thanh long của gia đình ông đã bắt đầu cho thu hoạch.

Theo ông Đài, đây là cây trồng lâu năm, vòng đời cây cho thu nhập cao khoảng 25 năm sau mới phải trồng lại. Cây cho quả chỉ sau 1 năm trồng, từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất. Thời gian thu hoạch thanh long ruột đỏ đầu từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm, một năm cho thu hoạch 5 lứa quả. Với giá bán dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình thu nhập trên 20 triệu đồng.

Về kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây trồng ông cho biết: Ông dùng phân bón của Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao. Bón lót trước khi trồng: Phân chuồng 5 - 10 kg/trụ; NPK-S*M1 5.10.3-8: 0,5 kg/trụ. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Năm thứ nhất: NPK-S 16.16.8 :0,1 kg/trụ/lần và định kỳ bón 1 lần/tháng; Năm thứ hai: NPK-S 16.16.8: 0,1 kg/trụ/lần và định kỳ bón 1 lần/tháng. Giai đoạn kinh doanh bón phân NPK-S*M1 12.5.10-14.

Với phương pháp sử dụng phân bón Lâm Thao theo quy trình khép kín trên, kỳ vọng sẽ giúp bà con nông dân cả nước không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sắn, thanh long cũng như nhiều loại cây trồng khác trên đơn vị diện tích canh tác.

 

Có thể bạn quan tâm