Thiếu hụt dinh dưỡng vi mô- Zn (kẽm)

03T 012022
Cập nhật

 Zn (kẽm)

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần hút các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các chất này nói chung đều có trong đất và được cây hút qua hệ thông rễ. Tuy nhiên, do quá trình sinh trưởng của cây có thể hút dinh dưỡng thông qua bộ lá.
 
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần hút các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các chất này nói chung đều có trong đất và được cây hút qua hệ thông rễ. Tuy nhiên, do quá trình sinh trưởng của cây có thể hút dinh dưỡng thông qua bộ lá.
 
Nguyên tố kẽm có vai trò trong dinh dưỡng cây trồng như là việc ảnh hưởng đến sự tổng hợp sinh học axit indol acetic; là thành phần thiết yếu của men metallo-enzimes carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase. Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Đặc biệt,  kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân trong cây.
 
Thiếu kẽm có thể làm giảm năng suất tới 50% mà không biểu hiện triệu chứng gì.  Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là lá từ thứ hai và thứ ba từ trên xuống. Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thí lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 - 20 ngày, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng. Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết.
 
Đối với đất có pH > 6 mới có thể thiếu kẽm, đặc biệt ở đất bón nhiều vôi. Bón vôi quá liều lượng có thể gây thiếu kẽm. Giữa lân và kẽm có thể xảy ra đối kháng khi ta bón lân quá nhiều cũng gây tình trạng thiếu kẽm do cây hút kẽm không được. Kẽm thường tập trung nhiều ở lớp đất mặt giàu mùn. Nếu lớp đất mặt bị rửa trôi hoặc bị lấy đi thì cây trồng cũng dễ bị tình trạng thiếu kẽm. Mức độ mẫn cảm do thiếu kẽm của các cây trồng cũng thay đổi tuỳ theo nhóm cây:
- Nhóm cây mẫn cảm với thiếu kẽm như cam quýt, cây ăn quả lâu năm, nho, đậu côve, đậu nành, bắp, hành.
 
- Nhóm cây mẫn cảm trung bình với thiếu kẽm: bông vải, khoai tây, cà chua, cao lương, củ cải, lúa
- Nhóm cây ít mẫn cảm với thiếu kẽm: các loại cây ngũ cốc hạt nhỏ, cà rốt, măng tây, bạc hà lấy tinh dầu.
 
Để khắc phục tình trạng thiếu kẽm trên cây trồng, người ta bổ sung kẽm trong các loại phân bón lá. Như loại phân bón thường dùng là Sulphát kẽm ZnSO4 với liều lượng sử dụng từ 15 - 250 g Zn nguyên chất /ha. Ta pha với khoảng 200 - 300 lít nước và phun cho 1 ha. Phun vừa đủ ướt lá, nên pha thêm chất bám dính để tăng hiệu quả sử dụng phân bón lá.
 
Ngoài ZnSO4, có thể phun loại kẽm đã được chelat hoá như: NaZn EDTA tuy có hiệu quả cao hơn nhưng giá thành cao. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá với thành phần dinh dưỡng khác nhau, trong đó có bổ sung thêm nhiều loại nguyên tố vi lượng khác nhau. Do đó khi sử dụng cần xem kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn chai cũng như tính năng tác dụng của loại phân đó. Như vậy sử dụng cho cây trồng mới hiệu quả. (Nguồn- TS. Dương Hoa Xô (Sở NN&PTNT TP HCM)
 
Sử dụng phân bón Supe Lâm Thao bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả