Triệu chứng thiếu dinh dưỡng cây Dâu tây

31T 122021
Cập nhật

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng đạm (N) trên cây dâu tây

  • Triệu chứng thiếu đạm trên dâu tây xuất hiện đầu tiên ở lá già. Lá ở dưới gốc ban đầu chuyển thành màu xanh tái, khi không bổ sung đạm kịp thời lá chuyển thành màu vàng và kích thước lá nhỏ lại.
  • Khi lá càng già, mép lá và thân cây chuyển thành màu đỏ nhạt còn bản lá chuyển thành màu đỏ. Triệu chứng thiếu đạm dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu lưu huỳnh và molypden, và một số loại bệnh khác (nguồn: nongnghiep24h)
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng lân (P) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu lân xuất hiện trên lá già, lá thường chuyển thành màu xanh đen ở giai đoạn đầu, kích thước lá nhỏ hơn bình thường.
  • Nếu triệu chứng thiếu lân tiếp tục tiếp diễn, bản lá chuyển thành màu tía. Trái và hoa thường nhỏ hơn bình thường. Trái thường có màu trắng giống như bị bạch tạng. (nguồn: nongnghiep24h)
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng kali (K) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu dinh dưỡng kali trên dâu tây xuất hiện chủ yếu trên lá già, mép lá thường chuyển thành màu nâu và bị khô. Vết khô thường xảy ra giữa gân lá và hướng vào bên trong.
  • Triệu chứng thiếu kali trên dâu tây thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu mangan hoặc do bón phân có nồng độ EC quá cao.(nguồn: nongnghiep24h)
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng lưu huỳnh (S) trên cây dâu tây
  • Thiếu lưu huỳnh trên dâu tây thường xuất hiện trên lá non, lá ngọn thường chuyển thành màu xanh tái, hơi đậm. Nếu không bón phân chứ lưu huỳnh kịp thời lá dâu tây sẽ chuyển thành màu vàng toàn bộ lá. (nguồn: nongnghiep24h)
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng magie (Mg) trên cây dâu tây
  • Thiếu magie thường xuất hiện đầu tiên trên lá già, tuy nhiên ở lá non cũng có biểu hiện triệu chứng nhẹ như lá bị cong. Mép lá thường chuyển thành màu vàng và cong lại, xuất hiện phần lá nằm giữa gân lá. Màu vàng xuất hiện ở dạng màu vàng nhạt và một thời gian sau sẽ chuyển thành vết hoại tử và khô.
  • Bản lá thường chuyển vàng và khô, tuy nhiên phần gốc của cuốn lá vẫn giữa màu xanh. Triệu chứng thường chuyển nặng khi lá chuyển già, triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bón phân liều lượng quá cao. (nguồn: nongnghiep24h)
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng canxi (Ca) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng biểu hiện thiếu canxi trên cây dâu tây thường diễn ra trên trái, làm cho trái nhỏ, số lượng hạt nhiều hơn bình thường trong trái. Phần ruột trái thường cứng và có vị chua so với bình thường.
  • Trên lá, ngọn lá thường bị tóp lại và bị khô làm cho lá bị rách. Kích thước lá nhỏ và bị biến dạng đáng kể.
 
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng boron (Bo) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu bo thường tác động mạnh lên quá trình ra hoa, thụ phấn, tạo trái và khả năng phát triển của trái dâu tây về sau. Khi thiếu bo khả năng ra hoa và đậu trái của cây rất kém, khi đậu hình dạng trái bị biến dạng, chất lượng suy giảm.
  • Mép lá chuyển thành vàng, màu đồng đôi lúc xuất hiện. Lá non thường có màu xanh đạm. Rễ phân nhánh kém, rễ tơ ra ít.
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng đồng (Cu) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng xuất hiện ở lá non và lá chưa trưởng thành, lá có màu xanh nhạt toàn bộ lá, tuy nhiên chỉ phần thịt lá màu xanh nhạt còn gân lá vẫn duy trì màu xanh bình thường.
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng sắt (Fe) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trên lá non hoặc lá mới ra, lá thường có màu vàng hoặc màu vàng tái. Triệu chứng kéo dài sẽ làm cho cả gân lá chuyển vàng và ở mép lá xuất hiện các vết hoại tử.
  • Thiếu sắt thường ít tác động đến hoa và trái, chỉ khi thiếu nặng thí cánh hoa mới chuyển thành màu vàng hoặc nâu.
Giải pháp của Supe Lâm thao
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng mangan (Mn) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu mangan trên dâu tây thường xuất hiện phần thịt lá giữa gân lá, trên lá non và lá chưa trưởng thành, các gân lá vẫn duy trì màu xanh và nổi trên bề mặt lá. Lá dâu thiếu mangan thường bị cong và hình dáng giống như bị khảm.
  • Triệu chứng thiếu mangan dễ bị nhầm với triệu chứng thiếu magie do đó phải quan sát kỹ triệu chứng màu sắc thịt lá và màu sắc gân lá.
Giải pháp của Supe Lâm thao
 
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng kẽm (Zn) trên cây dâu tây
  • Triệu chứng thiếu kẽm diễn ra cả trên lá già và lá non, làm cho phần thịt lá chuyển vàng, tuy nhiên phần gân chính và gân phụ vẫn giữa màu xanh. Mép của lá già thường chuyển thành màu đồng hoặc đỏ tía bao quanh lá trong khi gân lá vẫn giữ màu xanh
  • Triệu chứng thiếu kẽm đối lúc dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu các vi lượng khác như mangan, magie và sắt.
 
Giải pháp của Supe Lâm thao