7 điều chưa biết về cách trồng hạnh nhân

15T 092021
Cập nhật
1. Cây hạnh nhân thuộc họ Rosacea,  bao gồm hoa hồng, anh đào, mận, đào và mơ.  
2. Hạnh nhân rất nhạy cảm với độ mặn -  Cây hạnh nhân tương đối nhạy cảm với natri, clorua và boron. Năng suất bị ảnh hưởng khi độ mặn trung bình của hệ thống rễ tăng trên 1,5 dS / m, với nghiên cứu cho thấy năng suất tiềm năng giảm 19% với mỗi lần tăng 1,0 dS / m.
3. Nhân (quả hạch) hạnh nhân chứa nhiều kali -  Hạt hạnh nhân chứa 0,75% K, có nghĩa là trong mỗi 1 kg hạt hạnh nhân sẽ có khoảng 7,5 g kali nguyên tố (K) hoặc 9 g kali oxit (K2O). Theo đó, cứ 1 tấn nhân hạt được lấy ra thì ít nhất phải bón 9 kg K2O để ngăn ngừa sự thiếu hụt trong tương lai.
4.  Nhiều thí nghiệm và nghiên cứu đã cho thấy việc tưới phân liên tục  là phương pháp bón phân hiệu quả nhất cho hạnh nhân.
5. Bón kali nitrat sau thu hoạch là cách làm phổ biến  của người trồng, nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây sau khi sản xuất cho năng suất cao.
6.  Còn người trồng ở Israel bón dinh dưỡng qua lá ngay sau khi hoa nở rộ  để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho mùa tiếp theo.
7. Thu hoạch hạnh nhân được thực hiện bằng cách lắc cây.  Trước khi thu hoạch cơ giới hóa, người trồng không tưới nước cho cây trong vài ngày để tránh thiệt hại cho cây lắc.